HÀNH TRÌNH ĐẤU TRANH ĐI TÌM CÔNG LÝ

HÀNH TRÌNH ĐẤU TRANH ĐI TÌM CÔNG LÝ

HÀNH TRÌNH ĐẤU TRANH ĐI TÌM CÔNG LÝ

HÀNH TRÌNH ĐẤU TRANH ĐI TÌM CÔNG LÝ

HÀNH TRÌNH ĐẤU TRANH ĐI TÌM CÔNG LÝ
HÀNH TRÌNH ĐẤU TRANH ĐI TÌM CÔNG LÝ

Giới thiệu

HÀNH TRÌNH ĐẤU TRANH ĐI TÌM CÔNG LÝ

Chiều cuối năm ai ai cũng tất bật hối hả cho công việc của mình. Gặp được vị doanh nhân Trần Vân Tôn trong khoảnh khắc chuyển giao của thời gian thật là ngắn ngủi. Nhưng trong khoảng thời gian ấy cũng đủ để ta lắng nghe những câu chuyện, những lời bộc bạch chân tình của doanh nhân Trần Vân Tôn mà cả đời ông đấu tranh, đi tìm công lý cho những người lao động cùng khổ… Vị doanh nhân ấy tuy tuổi đã vào “lục bát tuần” nhưng lòng vẫn

chưa ngày nào được thanh thản, vẫn nghĩ suy và trăn trở,  nặng nợ với “chuyện rừng” trước “vành đai” công lý.

Doanh nhân Trần Vân Tôn đã nhiều đêm thao thức, canh cánh trong lòng với chủ trương của Đảng và nhà nước: “Phủ xanh đất trống đồi trọc”. Thực tế đất nào có được phủ xanh, đồi vẫn trọc vì những phi vụ phá rừng và những tệ nạn nhũng nhiễu của cả một “bộ máy tay sai” đầu trâu mặt ngựa, hung hăng như quân “khát máu”.  Tuy nhiên khi bắt  tay vào công việc, ông phải đối diện với những khó khăn, bao rào cản “vô hình” mà một số cán bộ địa phương từng  đưa ra “luật riêng” để trục lợi, khiến ông nhiều phen gặp “sóng gió” có lúc tưởng chừng như không thể đi tiếp với niềm đam mê và hoài bão của mình được, và không thể tồn tại (như một số lớn doanh nghiệp  tại chỗ phải ra đi hoặc thay ngựa giữa dòng). Người chính là hiện thân của một đóa sen”gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn”. Tâm hồn ông vẫn tỏa ngát hương thơm ngào ngạt giữa một bầu trời xanh bao la là những cánh rừng già có mùi hương cao su như ru ông vào từng giấc mộng, với niềm đam mê, ước mơ khát khao cháy bỏng…Ông muốn đóng góp một phần công sức, trí tuệ, sự quyết tâm cho đất nước và nhân loại …Trong chuyên đề cuối năm, Tạp Chí Thương Mại muốn gửi đến bạn đọc về  gương mặt của một doanh nhân đã miệt mài đấu tranh đi tìm công lý, trước sự chống đối quyết liệt của những kẻ lạm quyền, ông chính là Doanh Nhân Trần Vân Tôn CTHĐQT - TGĐ công ty CP Thế kỷ.

   “Thăng trầm” đời doanh nhân Trần Vân Tôn là sự trải nghiệm với biết bao nhiêu cay đắng, khổ sở từ lúc còn nhỏ cho đến khi rời ghế nhà trường một mình lận đận bước chân lên Sài Gòn để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Mười bảy năm trồng rừng là gần ngần ấy năm ông “vác đơn” đi gõ cửa các cơ quan chức năng để đòi công lý do sự sai phạm nghiêm trọng của một số cá nhân có chức, có quyền của tỉnh Bình Phước.

  Mở đầu câu chuyện ông Trần Vân Tôn tâm sự “ Tôi vốn là người con của tỉnh Long An thuở nhỏ cuộc sống của tôi gắng liền với ruộng, vườn, cây cối…nên tôi có tình yêu, niềm đam mê mãnh liệt với thiên nhiên, đó là cuộc sống là  tâm hồn là tuổi trẻ của tôi,  nên sau nhiều năm học tập, làm việc với nhiều môi trường chức vụ khác nhau, nhưng tôi vẫn nuôi ý định và lập kế hoach trồng rừng trong tương lai. Thi công xây dựng bằng cơ giới từ năm 1978, năm 1992 tôi xin nghỉ hưu để tập trung thời gian và sức lực cho dự án của mình, năm 1994 tôi thành lập Cty TNHH giao thông thủy lợi Thế Kỷ (tiền thân của Cty CP Thế Kỷ bây giờ) chuyên xây dựng công trình giao thông  thủy lợi và trồng rừng. Tôi bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu Luật liên quan đến trồng rừng của nhà nước thì rất tâm đắc ở quyết định 184/QĐ-HĐBT ngày 06 -11-1982 của Hội đồng bộ trưởng “ lệnh cho Bộ lâm nghiệp, UBND các tỉnh khẩn trương quy hoạch vùng đất trống giao cho tập thể trồng rừng. – tỉnh giao cho các huyện được giao đất và rừng cho tập thể kinh doanh sản xuất; - Diện tích đất rừng được giao nhận không hạn chế, ai có sức làm bao nhiêu giao bấy nhiêu”. Tôi như “mở cờ trong bụng” vì vui mừng với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước kêu gọi và tạo điều kiện cho những tổ chức, cá nhân “mê trồng rừng” như tôi có điều kiện phát huy hết khả năng của mình”.

  Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng, ông Tôn mạnh dạn bỏ ra 200 kg vàng mà ông phấn đấu cả đời mới có được để trồng rừng. Bởi vì theo lập luận của ông “trồng rừng là một dự án lâu dài và lợi nhuận bền vững không chỉ là lợi ích vật chất mà đó còn là ý nghĩa nhân văn góp phần cải tạo môi trường sống, hạn chế thiên tai, biến đổi khí hậu mà nhân loại đang phải đối mặt, đó là điều tâm đắt nhất của bản thân tôi khi “dấn thân” vào công việc đầy thử thách này”.

Năm 1994 sau khi chứng minh được đầy đủ năng lực, Vốn bằng tiền và cơ sở vật chất trang thiết bị Cty CP Thế Kỷ được Lâm trường Bình Long (huyện Bình Long – tỉnh Sông Bé) tin tưởng giao cho 1066 ha đất trống để trồng rừng theo chương trình 327 của Chính Phủ. Có được dự án lớn liên ranh liên địa đúng theo niềm ước mơ, ông như “cá gặp nước” nên rất phấn khởi bắt tay ngay vào công việc, ông lập kế hoạch khai hoang đất rừng một cách chi tiết để trồng 800 ha cao su và 266 ha cây rừng. Dự án sẽ được mở rộng với việc nuôi gia súc lớn, cụ thể là:  đàn bò lai sind 400 con bò cái, đàn dê 200 con, đồng thời ông còn lập kế hoạch xây dựng trang trại đa dạng hóa vật nuôi như đà điểu, trại cá sấu, trại rắn, và trồng dược liệu. Với kế hoạch này ông sẽ khai thác được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên đất đai, đa dạng hóa ngành kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn công nhân lao động nhàn rỗi tại địa phương, thu nhận những người lầm lỡ ở các trung tâm cải tạo vào trang trại làm việc với mức lương ổn định để giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương, môi trường sinh thái và an ninh xã hội, đó là công việc hết sức lớn lao không chỉ về mặt kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, công việc của Trần Vân Tôn lẽ ra phải được chính quyền TP-HCM và địa phương không chỉ trân trọng mà còn phải tạo điều kiện hỗ trợ tối đa.

Thế nhưng,  công việc đóng góp cho sự phát triển an sinh xã hội đó gặp muôn trùng khó khăn và thử thách mà ở đó doanh nhân Trần Vân Tôn có lúc đã đánh đổi bằng máu và nước mắt, ông buồn rầu, bức xúc tâm sự :“ từ khi bắt tay vào khai hoang trồng rừng, Cty Thế Kỷ đã 12 lần bị thu hồi đất, 3 lần bị tạm đình chỉ không cho sản xuất (tạm mà kéo dài cả chục năm), 5 lần xin trình duyệt phương án sản xuất mà mãi đến 5 năm sau mới duyệt cho trồng cây trện đất đã khai hoang 5 năm trước, bị chặt phá rừng trồng 239,9 ha, đàn bò lai sind với hơn 400 con và đàn dê 200 đang phát triển tốt phải “bán đổ bán tháo” do đất trồng cỏ và đất vùng chăn thả bị chiếm và nạn đâm chém đàn bò.  Tổng số đất bị thu hồi xóa bỏ pháp lý nhận đất thời kỳ khuyến lâm cũ  là 631 ha, với chiêu bài luận điệu là thu đất để chia cho người dân nghèo khổ không có đất sản xuất vào năm 1996, nhưng thực chất là để lấy riêng cho mình phân chia cho một số cán bộ cơ hội biến chất, còn thực tế chỉ giao cho người dân Sóc Du có 21 ha vào năm 2000)...

Để giữ rừng trồng, bản thân tôi cũng như hàng chục công nhân nhiều lần bị tổ chức chiếm đất  đe dọa và tấn công đổ máu, mà đứng đằng sau họ là một số cán bộ có chức quyền ở địa phương là thủ phạm ăn cắp đất trên 1.380 ha đất -  mà UBND tỉnh Sông Bé đã giao cho dân từ năm 1996 - để định canh định cư cho trên 5.000 con người ngèo và dân tộc thiểu số tại chỗ - theo CV số 1082/CV-UB ngày 5-8-1996 của UBND tỉnh Sông Bé -Họ bất chấp cả luật pháp và tự ra “luật rừng” để trắng trợn xâm phạm có hệ thống đến quyền lợi Doanh nghiệp và người nghèo.

Mười bảy năm đi trồng rừng, thì đã 15 năm ông sống trong cảnh uất ức và hụt hẫng, mặt dù được giao đất hợp pháp ,được Chính phủ tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư nhưng chính vì sự trục lợi của vài cán bộ chức quyền địa phương huyện Bình Long, Bình Phước mà họ đã ra tay phá hủy dự án trồng rừng ngăn cản công việc trồng rừng ích nước lợi nhà theo chủ trương của chính phủ . Chính vì những cản trở hết sức vô lý đó mà trong mười bảy  năm khai hoang và trồng rừng,  Cty Thế kỷ chỉ có  thời gian gần 2 năm bình yên đế khai hoang đất  trong tầm ngắm,  thuộc nhu cầu cướp đoạt. còn lại là bị tạm đình  cấm cho xe nổ máy, có chiến sĩ võ trang canh giữ. Việc phá rừng trồng,  trong đó có 170 ha cao su, đình chỉ không cho sản xuất kéo dài cả chục năm, tổ chức xúi dục dân vào chiếm đất, ra lệnh hành hạ và đe dọa doanh nghiệp công khai. Tất cả việc làm nầy Công Ty Thế Kỷ có đủ chứng cứ bằng giấy tờ và hình ảnh trong tay,  điều đó đó khiến cho bản thân ông thiệt hại đến trên 100 tỉ đồng theo chiết tính sơ khởi của chuyên viên tài chính.

Chính vì những việc  tham ô đất đai, nhũng nhiễu doanh nghiệp trồng rừng, và vi phạm nghiêm trọng chính sách đối với người nghèo, mà ông Tôn phải đấu tranh tới cùng để đi tìm công lý. Các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương  đều công nhận Công ty cổ phần Thế Kỷ khiếu tố đúng và đòi bồi thường thiệt hại là có cơ sở. Việc đề nghị trả lại đất 1.386 ha mà UBND tỉnh Sông Bé giao cho dân từ năm 1996 bị Cán bộ thoái hóa lấy riêng cho mình, chia nhau và trục lợi trên đất công phải được công khai xử lý trả đất lại cho dân. Thanh tra tỉnh đã làm rõ sự thật trong đợt thanh tra QĐ 383 kết luận ngày 04-7-2002. Báo chí dư luận đã nêu lên sự thật, nguyên Giám đốc lâm trường Minh Đức và chủ tịch tỉnh Bình Phước xác nhận” Việc thu đất của các Doanh nghiệp để chia cho cán bộ là có thật; những việc báo chí nêu lên là có thật” . Riêng phần chủ tịch tỉnh có lấy 200ha để làm trại nuôi trâu, hiện hữu cho đến bây giờ .  Ông Tôn mong các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, nghe tiêng kêu của dân mà 3 bài báo Công an Nhân Dân; 4 bài báo của Viện Kiểm Sát Tối cao, 3 bài bao pháp luât và các báo Tiền Phong, báo Doanh nhân đã phản ánh lòng dân và vụ việc mà  thẳng tay giải quyết để củng cố lòng tin của dân và chứng tỏ  “không có vùng cấm” trong sự nghiệp chống tham  ô  quốc nạn của dân tộc.

Chính sự đấu tranh không ngừng nghỉ của doanh nhân Trần Vân Tôn đến nay đã cho một thành quả rất tích cực rừng cao su 400ha mà quá trình đã được xã hội công nhận qua các cúp vàng sự nghiệp xanh; doanh nhân tiêu biểu; Thương hiệu bền vững; cúp vàng doanh nhận tâm tài, cúp vàng đỉnh cao chất lương, cúp vàng  doanh nhân nhân ái,  Đại Lễ công nhận Gia tộc doanh nhân họ Trần… Dù còn quá nhiều gian nan phía trước cho doanh nghiệp, còn nhiều việc phải làm, chung quanh sản phẩm cho xã hội; việc làm cho người lao động,  công tác cộng đồng cho người bất hạnh. Cụ thể là 5.000 người cùng khổ bị ăn cắp đất từ năm 1996,  trong hoàn cảnh mà chính quyền “dùng biện pháp hành chính bao vây doanh nghiệp” như hàng trăm vụ phá rừng trồng chiếm đất với hàng trăm biên bản vi phạm và quyết định phạt hành chánh của Lâm trường và UBND Xã lập cả chục năm qua, nhưng Huyện không cho xử lý trả lại đất, mà chỉ để thống kê và tập trung người vi phạm thành lực lượng “đối kháng lại doanh nghiệp”, và “thù doanh nghiệp” bằng lập luận”doanh nghiệp nhiều đất, dân ít đất” với lập luận “đanh thép sắc bén và lạnh lùng” lại do một đại úy công an huyện giao giảng cho dân!? Dân đâu có hiễu là Công ty Thế Kỷ đã giao, đã bị thu hồi trên 500ha đất cho họ rồi và phần họ xâm chiếm là phần còn lại của nhà đầu tư. chính quyền đã ăn hết số đất này. Luật pháp đã dự trù con đường Tòa án cho doanh nghiệp thoát ra, nhưng ở đây Huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước dù thụ lý vụ án sai phạm cả 3-4 năm, Toà án nhân dân Huyện Bình Long cũng chưa xét xử và cũng không cần nói lý do. nghe nói họ bị cấm xét xử và giam hồ sơ chờ cho thật lâu … rồi  ra quyết định trả lại hồ sơ cho nguyên đơn. Toà án nhiệt tình hướng dẫn thủ tục Kháng cáo lên tòa phúc thẩm dân sự cấp tỉnh- nhằm để chứng minh điều gì không thể nói ra – và Cty Thế Kỷ tận mắt nghe thấy bí thư tỉnh ủy và bộ máy Viện kiểm sát tỉnh ra tay mượn và hốt hết hồ sơ về Viện và giao cho tỉnh ủy. Ông bí thư bắt buộc phải trả hồ sơ lại cho nguyên đơn và không được xét xử. Lý do: Vì nó còn thuộc quyền xử lý của chính quyền. Quyền xử lý hành chính này kéo dài đã trên 15 năm rồi ở Huyện… và nếu nói rõ thuộc quyền của UBND tỉnh thì cũng đã bị ngâm thì từ năm 2004 đến nay. Ông Bí thư tỉnh ủy lại ra lệnh cấm xử và phải trả lại hồ sơ! Chuyện xảy ra từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2010 thì ra quyết định hiệu lực phúc thẩm trả lại hồ sơ cho nguyên đơn. Việc vi phạm pháp luật ở một nơi “pháp luật chưa đi vào cuộc sống ”  như là chuyện thường ngày ở Huyện.  Được nghe phản ánh câu chuyện này, các vị ở TAND và VKSND tối cao đã gay gắt “thật là không còn luật pháp gì nữa ! Nhưng phải bình tĩnh mà thông cảm vì “bị đơn ẩn mình”  suốt quá trình lấy cho hết 1.386 ha đất của dân nghèo là nhân vật số 1 của tỉnh,  là Ông ấy… và người khiếu kiện công ty cổ phần Thế Kỷ còn biết tìm công lý ở đâu !?  Trong khi đó, Ông ấy cũng ra lệnh Huyện báo cáo ngược lại hết 100% sự thật sao cho nguyên đơn trở thành bị đơn và người trồng rừng là kẻ đến nơi này chiếm đất của dân. Người dân vi phạm thì được công nhận  đã sản xuất ổn định  trong rừng già rừng nguyên sinh cả chục năm trước khi rừng bị tàn phá!?

Bất kể hàng trăm chứng cứ đã được xác lập trong quá trình điều tra, tìm hiểu.

 

Tin tức khác

backtop